Skip to main content

Hướng dẫn xử lý khi website bị Google Ads cảnh báo mã độc

 Cảnh báo của Google Ads về website nhiễm mã độc

Website đang chạy bình thường thì Traffic Organic bị sụt giảm, tổng từ khóa index bị giảm, hoặc đơn giản là bạn nhận được cảnh báo của Google Ads về Website bi nhiễm mã độc. Cảnh báo thường có dạng như sau:

Thông thường, cảnh báo về website nhiễm mã độc sẽ bao gồm nhiều loại cảnh báo khác, tuy nhiên lúc này bạn không cần quan tâm những cách báo chính sách khác. Trước hết bạn cần giải quyết cảnh báo về mã độc.

Có rất nhiều bài viết hướng dẫn bạn cách xử lý mã độc website trên internet, bạn có thể tự tìm đọc thêm. Thậm chí chính Google Ads support cũng đưa ra những case xử lý cụ thể. Bạn vui lòng tự tìm đọc, mình không muốn nhắc lại những thứ mà nhiều người khác đã chia sẻ trên mạng.

Tóm tắt lại như sau

  1. Website bị nhiễm mã độc, virus, lỗi bảo mật các loại ... mà có cảnh báo trong Google search console => bạn scan source code website xong xuôi  => vào Search console đẩy lại yêu cầu xem xét là xong.
  2. Cách xử lý với website bị nhiễm mã độc cũng được hướng dẫn tràn lan trên mạng, bước 1 2 3 ... các bạn tự tìm đọc và xử lý nhé
  3. Trong bài viết này, mình hỗ trợ bạn một case khá phức tạp đó là Google Ads cảnh báo có mã độc, nhưng bạn scan source code các kiểu vẫn không ra mã độc ở đâu. Vì cảnh báo mã độc đó mà bạn không chạy được quảng cáo của Google, traffic thì bị tụt giảm đột ngột, rank từ khóa tụt dần.

Bạn đã dùng tất cả các phần mềm quét mã độc online lẫn offline, từ miễn phí đến phần mềm trả phí đều không ra. Ví dụ trong ảnh, Quản trị viên đã quét bằng Imunify360 bản trả phí vẫn không thấy bất kỳ mã độc hay malware hay bóng dáng con virus nào.

Nhưng Google Ads vẫn cảnh báo, và website của bạn vẫn tụt hạng không phanh.





Bạn sẽ đọc được nhiều lời khuyên trên mạng về việc liên hệ trực tiếp tới đội ngũ hỗ trợ của Google ads, hay việc Google Ads cảnh báo nhầm về website của bạn. 

Bạn đã nỗ lực liên hệ với Google Ads Support, bạn bạn nên nhớ đội ngũ trực điện thoại viên sẽ chỉ đưa ra những hướng dẫn máy móc, thậm chí bạn không thể diễn giải các vấn đề kỹ thuật với họ. Những người thực sự có chuyên môn đứng phía sau, chứ không ngồi trực điện thoại đâu bạn. Và họ sẽ chỉ tiếp tục yêu cầu bạn kiểm tra lại.

Mình không cho rằng các kỹ thuật viên, lập trình viên ai giỏi hơn ai, những vấn đề như này chỉ là ai đã từng gặp/chưa từng gặp mà thôi.

Khi gặp vấn đề mình cũng đi tìm và hỏi một số bạn có viết bài trên mạng, và để lại số điện thoại, nhưng hầu hết các bạn đều chỉ giải quyết được những vấn đề về mã độc website mà scan bằng phần mềm thấy được. Còn các trường hợp scan vẫn tìm không ra thì đều im lặng và chuồn mất.

Do đó mình viết hướng dẫn xử lý mã độc website trong trường không scan thấy để giúp mọi người đỡ tốn thời gian khi gặp tình huống như này.

Kinh nghiệm giải quyết mã độc website trong trường hợp quét bằng phần mềm không thấy


Trong trường hợp này, sau khi liên hệ tới Google support các bạn có gửi cho mình là website bên mình bị mã độc là kkstream.net. Tuy nhiên mình cũng đã tìm trong source code, trong DB, content các loại không thấy.

Sau cùng mình tìm thấy đưỡng dẫn về mã độc này trong một đoạn mã quảng cáo gắn thêm của bên thứ Ba. Vậy nên, khi gặp các tình huống như này, bạn không chỉ kiểm tra source code của bạn. Mà còn cần kiểm tra tất cả các plugin, các đoạn mã gắn thêm, bao gồm cả mã quảng cáo gắn trên website.


Xử lý mã độc đối với website Wordpress thì bạn cần remove tất cả Plugin. Scan và diệt sạch sẽ virus dính trong content. Thấm chí xóa trắng cài lại WP. Sau đó, dựng hàng rào bảo mật chắc chắn lên.

Hy vọng một số chia sẻ trên đây, giúp bạn giải quyết những vướng mắc đang gặp phải. Chia sẻ này hoàn toàn miễn phí. Và chỉ nhằm mục đích giúp đỡ cộng đồng. Mình cũng không có thời gian support các vấn đề khác, hoặc hỗ trợ qua điện thoại.

Chúc bạn giải quyết thành công.


Comments